Học Ngữ Pháp Tiếng Nhật N2 “Bài 24”


116.~のもとで/~もとに (~の下で/下に): Dưới sự

Giải thích:
Nのもとで “dưới sự chi phối của”, “trong phạm vi chịu ảnh hưởng của”
Nもとに “trong điều kiện”, “trong tình huống”
Ví dụ:
Đối với trẻ con , được tung tăng nô đùa thỏa thích dưới ánh nắng mặt trời là tốt nhất
子供は太陽のもとで思いきりはねまわるのが一番だ。
Dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy giáo, các em học sinh đã tạo ra những tác phẩm đầy cá tính của mình
先生の暖かい指導のもとで、生徒たちは伸び伸びと自分らしい作品を作り出していった。
Được sự chấp thuận của bố mẹ tôi có thể đi du học 3 năm
両親の了解のもとに3年間の留学が可能になった。
Chú ý:
Cách nói trang trọng mang tính văn viết

117.~すえ(~末): Sau khi, sau một hồi…

Giải thích:
Sau khi trải qua một quá trình nào đó, cuối cùng đã
Ví dụ:
Ông ấy đã qua đời sau 3 năm chống chọi với bệnh tật
彼は3年の闘病生活の末になくなった。
Chuyện này tôi đã quyết định sau một thời gian dài suy nghĩ rất kỹ
よく考えた末に決めたことです。
Cuối tháng này Thủ tướng sẽ đi thăm Trung Quốc
今月の末に首相が訪中する。
Chú ý:
Thường dùng trong văn viết, thể hiện câu văn cứng

118.~まい~: Không, chắc là không

Giải thích:
Diễn đạt ý chí 「しない」(không làm) của người nói
Có ý nghĩa 「ないだろう」(chắc là không), biểu đạt sự suy đoán của người nói.
Ví dụ:
Không bao giờ uống rượu nữa
酒はもう二度と飲むない。
Tôi quyết định không muốn làm mẹ buồn nên không báo tin đó cho mẹ biết
母を悲しませまいと思ってそのことは知らせずにおいた。
Chú ý:
Đối với động từする、くる cũng được sử dụng thànhする→しまい、くる→こまい。

119.~まいか~: Chắc là, chẳng phải là…hay sao, quyết không

Giải thích:
Cách nói suy đoán, nghĩa là “không phải như vậy sao”
Ví dụ:
Anh ấy trông trẻ vậy, nhưng thực ra chắc cũng nhiều tuổi rồi
彼は若くみえるが、本当はかなりの年輩なのではあるまいか。
Anh Sato làm ra vẻ không biết nhưng thực ra anh ấy đã biết hết rồi
佐藤さんは知らないふりをしているが、全部わかっているのではあるまいか。
Việc chỉ cói trọng kiến thức chẳng phải là một khiếm khuyết lớn trong cơ chế thi cử hiện nay sao?
知識のみを偏重してきたことは、現在の入試制度の大きな欠陥ではあるまいか。
Chú ý:
Là cách nói trang trọng dùng trong văn viết
Chỉ ý muốn phủ định, ý chí muốn từ bỏ
Chủ ngữ được sử dụng ở ngôi thứ 1. Nếu là ngôi thứ 3 thì dùng まいと思っているらしい/まいと思っているようだ。

120.~わりに~: So với…, thì tương đối…

Giải thích:
Sử dụng với ý ” nếu so với dự đoán, hiểu biết thông thường thì”…., khi sự vật không theo đúng chuẩn mực, với ý tốt lẫn không tốt.
Ví dụ:
Nhà hàng đấy làm các món ăn tương đối ngon so với giá bán
あのレストランは値段のわりにおいしい料理を出す。
Cái ghế này so với giá bán cao như thế, thì tương đối khó ngồi
このいすは値段が高いわりには、座りにくい。
So với cơ thể gầy gò thì anh ấy khá là khỏe
あの人は細いわりに力がある。
Chú ý:
Thường không dùng trong những câu văn trang trọng