Bật mí cách sống chung với chi phí đắt đỏ tại nhật

Du học Nhật Bản với đa số các bạn trẻ ngày nay là một ước mơ cháy bỏng nhưng không ít người đành gác lại bởi chi phí đắt đỏ nơi xứ người. Nhưng với những ai chịu khó và tinh ý, không khó để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Ngoại trừ một số ít may mắn sinh ra trong gia đình “có điều kiện”, đa số du học sinh Việt Nam khi đặt chân đến xứ người, nhất là một nước phát triển như Nhật Bản, đều phải đối mặt với gánh nặng cơm áo. Chi phí đắt đỏ luôn là nỗi lo thường trực khi mà nguồn chu cấp chính trong những ngày đầu vẫn chỉ là gia đình hoặc những đồng học bổng ít ỏi. Nhưng cũng chính trong cái khó ấy, sự lanh lẹ, thích nghi cao của các du học sinh Việt Nam càng được bộc lộ rõ.
Tại Nhật chi phí sinh hoạt trung bình tương đối cao, trong đó riêng tiền thuê phòng trọ khoảng 30.000 – 35.000 Yên/tháng (tương đương 8 – 9 triệu đồng/tháng) cho một phòng chừng 20m vuông ở các khu vùng ven. Nếu ở gần trung tâm Tokyo và Osaka, giá có thể gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Để khắc phục tình hình này rất nhiều bạn đã chọn giải pháp ở ghép. Chỉ cần lướt qua một vài diễn đàn của cácdu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản có thể tìm thấy rất nhiều mẩu rao vặt như: “Tìm người ở ghép” hay “Cần tìm bạn ở chung”.

Thậm chí ngay cả khi chỉ về nước nghỉ vài tuần đến 1 tháng, nhiều bạn cũng tận dụng tìm người cho thuê lại. Đối tượng thuê có thể là sinh viên Việt Nam ở nơi khác tới du lịch, thực tập hoặc công tác trong thời gian ngắn. Người cho thuê có thể có thêm chút tiền trang trải chi phí còn người đi thuê cũng rất hài lòng vì ít có chủ nhà nào lại cho thuê thời gian ngắn với giá rẻ như vậy.

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí thuê phòng, với hầu hết các du học sinh tại Nhật, các khu chợ đồ cũ luôn là địa điểm quen thuộc mỗi khi có nhu cầu mua sắm. Anh Lâm, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Osaka University chia sẻ: “Vào khoảng thời gian bắt đầu các kỳ học (tháng 4 và tháng 10 hàng năm) có nhiều chợ đồ cũ để sinh viên có thể mua các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu (đa phần là hàng đã qua sử dụng): chăn, đệm, quần áo, nồi cơm điện, máy sưởi, bát đũa, xe đạp… với giá rất rẻ”.

Những khu chợ đồ cũ ở Tokyo thường được các bạn sinh viên lui tới là Meiji và chợ đồ cũ baza ở Shinjuku. Thay vì phải bỏ ra hàng chục nghìn Yên cho một chiếc xe đạp, nếu khéo chọn thì chỉ với chừng 6000 – 7000 Yên cũng đã có một “chú ngựa sắt” ưng ý. Một khi đã có xe, nhất là xe máy các bạn nam cũng rỉ tai nhau rằng hãy tự trang bị một bộ đồ nghề sửa xe nếu không muốn bị “chém” đẹp.

Bùi, một thành viên của diễn đàn của Hội thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nhật (VYSAJP) tiết lộ cửa hàng sửa xe ăn lãi tới 50% đồ của mình lại thêm 15% tiền công sửa nữa. Vì vậy: “việc đi ra hàng là dành cho phụ nữ, còn nếu là đàn ông thì nên có cái gara con con và một bộ đồ nghề sửa xe”.

Để dẫn chứng, Bùi lấy ví dụ: “Phớt và phuộc mới toanh giá 8.000 yên nếu mua trên mạng. Còn ra cửa hàng thì 20.000 Yên mà chỉ thay mỗi vòng cổ phuộc trước. Lốp tuyết Gentsuki 1.500 Yên nếu mua trên mạng, còn ra hàng thì 4.000 Yên tiền lốp thêm 2.000 Yên công thay”.

Vậy nên anh kết luận: “Nếu đã đi xe phân khối lớn, tốt nhất nên mua một cái kích, một bộ đồ nghề, một bộ moi lốp, cờ lê và mỏ lết tử tế. Cuối cùng thì cần có internet và Youtube để mò những thứ như làm thế nào để thay lốp, làm thế nào để thay dầu, làm thế nào để thay phanh, làm thế nào để rửa xích…”

Còn với những ai không muốn bỏ chừng ấy tiền để mua, các trung tâm thu gom đồ cũ luôn là địa chỉ đỏ. “Tại Nhật, những xe đạp và đồ dùng cũ còn tốt được thu gom về một địa điểm cách xa thành phố. Những ai có nhu cầu đều có thể đến lấy về dùng và còn được các nhân viên tại đây sữa chữa giúp”, anh Lâm bật mí tiếp. Chỉ có điều đoạn đường đi khá xa.

Hàng ngày, mỗi khi đi chợ, một “chiêu” nữa mà các du học sinh hay áp dụng để giảm chi phí đó là mua với số lượng lớn. Thay vì mua đủ dùng cho một bữa và chịu mức giá cao, nhiều bạn rủ nhau cùng mua nhiều thực phẩm sau đó chia ra hoặc về để tủ lạnh ăn cả tuần. Những ai mua đồ ăn chín thì tầm 18 giờ, một số cửa hàng bắt đầu giảm giá nên 1 suất cơm hộp 500 Yên có thể giảm giá chỉ còn một nửa.

Ngoài ra để tiết giảm tiền gas và điện, nước vốn khá cao, thư viện luôn là địa điểm học tập lý tưởng, vừa có thể tiết kiệm chi phí thắp sáng, sưởi ấm vừa có thể tận dụng nguồn sách tham khảo, giáo trình tại đây. Các thư viện ở Nhật khá “hào phóng” khi luôn trang bị sẵn máy photocopy cho sinh viên sử dụng.

Chào mừng ngày nhà giáo việt nam

Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

Nhật Ngữ Thành Công trân trọng cảm ơn tình cảm của các bạn học viên đã dành cho trung tâm nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11. Sự cổ vũ động viên của các bạn sẽ là động lực lớn giúp trung tâm ngày càng phát triển. Chúc các bạn học tốt và sớm thành công trên con đường sự nghiệp của mình .12239558_771058093020695_5936042013637246958_n

MỘT VÀI KINH NGHIỆM DU HỌC NHẬT BẢN

Nhật Bản – cường quốc kinh tế với một nền khoa học kỹ thuật – giáo dục phát triển cũng là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Bạn đang chuẩn bị cho việc du học tại quốc gia này? Đó là điểm đến thú vị, và một số kinh nghiệm “bỏ túi” về cuộc sống nơi đây sẽ thực sự cần thiết trong hành trang của bạn.

mot-so-kinh-nghiem-du-hoc-nhat-ban

Phòng trọ giá rẻ

Tại Nhật, mặc dù có ký túc xá dành cho sinh viên (SV), nhưng số lượng không nhiều nên có khoảng 70% số SV phải thuê nhà riêng để ở. Khi ký hợp đồng thuê nhà, theo tập quán người Nhật thì người đi thuê nhà phải trả một khoản tiền lễ – tức tiền mua quyền sử dụng đất cho chủ nhà, với số tiền bằng khoảng từ 1 – 6 tháng tiền nhà, tùy theo từng khu vực. Bên cạnh đó là tiền đặt cọc, hoặc nếu bạn thuê nhà thông qua công ty môi giới bất động sản thì còn phải trả một khoản phí bằng 1 – 2 tháng tiền nhà.

Tìm nhà thuê là việc không dễ, nhất là ở những thành phố lớn. Vì vậy, nếu có visa du học, bạn có thể dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn trong việc này thông qua văn phòng nhà trường, hoặc Trung tâm hỗ trợ SV trong nước và quốc tế (AIEJ)… Một phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 9,6 mét vuông và dùng chung nhà vệ sinh có giá thuê khoảng 40.000 yên/tháng (khoảng 5,6 triệu đồng). Thế nhưng, cũng căn phòng ấy nếu ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương thì có thể rẻ hơn nhiều, có khi chỉ bằng một nửa.

Làm thêm tối đa 28 giờ mỗi tuần

Làm thêm luôn được xem là một phần tất yếu nếu bạn muốn giảm gánh nặng chi phí cho gia đình, tích lũy kinh nghiệm và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy, ngay sau khi nhà trường và phòng xuất nhập cảnh địa phương cho phép, bạn đã có thể bắt đầu công việc làm thêm ngay từ năm đầu tiên. Dù vậy, bạn phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định như: không ảnh hưởng đến việc học, không làm tại các địa chỉ có thể gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức du học sinh (DHS). Tất nhiên việc làm thêm này không quá 28 giờ mỗi tuần với SV, 14 giờ/tuần với nghiên cứu sinh và mỗi ngày 4 giờ nếu bạn chỉ học tiếng Nhật.

Có nhiều công việc để bạn lựa chọn: đưa đón trẻ, giao hàng, bán hàng, dạy ngoại ngữ, dọn vệ sinh, phụ việc quán ăn, phục vụ nhà hàng, thậm chí là làm phụ hồ…, với mức lương dao động từ 800 – 1.000 yên/giờ (khoảng 100 đến 140 ngàn đồng). Kinh nghiệm cho thấy sẽ không quá khó để có mức thu nhập cao nếu bạn tỏ ra là người thành thạo tiếng Nhật và tỉ mẩn trong công việc. Phòng phúc lợi của trường, trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work… là những địa chỉ tìm việc khá quen thuộc của DHS ở đây.

Giảm chi phí y tế

Tại Nhật Bản hiện nay, chăm sóc y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đời sống của người dân và chi phí này là phần không thể thiếu trong ngân sách của cá nhân và gia đình. Và DHS cư trú tại Nhật Bản một năm hoặc dài hơn đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia, điều này là quy định và cũng là quyền lợi. Người tham gia phải trả từ 20 – 30% chi phí y tế cho bất cứ loại điều trị nào đã được bảo hiểm. Chi phí cho phần không được bảo hiểm sẽ phải tự thanh toán. Thủ tục tham gia bảo hiểm được thực hiện ở các ủy ban hành chính thành phố hay thị trấn nơi bạn cư trú, tiền đóng bảo hiểm trả theo hàng tháng. Mỗi khu vực phí bảo hiểm không giống nhau, và những DHS không có nguồn thu nhập khi đang cư trú thì được giảm phí. Nếu thông qua AIEJ, bạn có thể được trả lại một phần phí y tế đã tự trả (tối đa 80%) trừ những loại bệnh không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia. Trong trường hợp này, DHS sẽ chỉ phải trả 6% chi phí khám chữa bệnh với mọi loại bệnh nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Trường hợp khi SV khám bệnh ngoại trú, AIEJ sẽ thanh toán số tiền thuốc phát sinh.

Tận dụng đại hạ giá và miễn phí

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới, vì vậy, tận dụng những cơ hội mua hàng giảm giá sẽ là lựa chọn khôn ngoan cho túi tiền giới hạn của mình. Nếu ở Nhật một thời gian, bạn sẽ khám phá ra những địa điểm mua bán giá rẻ dành cho thanh niên. Nhật có nhiều cửa hàng có giá 100 yên, tiêu biểu là hãng Daiso với tất cả khoảng 2.000 tiệm khắp nơi với đủ các loại hàng hóa: thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang… Hoặc bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng đại hạ giá ở khu Harajuku ở Tokyo. Nhật cũng có những nơi sử dụng miễn phí internet dành cho SV, trong trường học hoặc những quán cà phê mà chỉ cần đăng ký thẻ hội viên. Tận dụng được món hàng này cũng là một cách giữ gìn “hầu bao” cho những ngày dùi mài kinh sử nơi đất khách.

CÁCH TỰ HỌC TIẾNG NHẬT HIỆU QUẢ NHẤT !

Tự học tiếng Nhật là cách tốt nhất để bạn có thể học hiệu quả tiếng Nhật mà không tốn kém. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn các phương pháp học tiếng Nhật online. Các bạn có thể lo lắng là tự học tiếng Nhật sẽ không có cơ hội giao tiếp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật nhưng xin đừng lo lắng nhiều về việc đó.

Tự học tiếng Nhật là cách tốt nhất để bạn có thể học hiệu quả tiếng Nhật mà không tốn kém. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn các phương pháp học tiếng Nhật online. Các bạn có thể lo lắng là tự học tiếng Nhật sẽ không có cơ hội giao tiếp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật nhưng xin đừng lo lắng nhiều về việc đó. Ngày nay, cơ hội để có thể tự học tiếng Nhật là vô cùng lớn, đó chính là tự học tiếng Nhật trên internet. Có rất nhiều tài liệu tiếng Nhật trực tuyến, mà chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn, trang web này cũng chính là một trang học trực tuyến tiếng Nhật như vậy. Để học tiếng Nhật trực tuyến, bạn sẽ cần một người hướng dẫn, nếu không có thể bạn sẽ chìm trong vô số những tài liệu tiếng Nhật miễn phí nhưng không hay và không đem lại bất cứ hiệu quả nào. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tự học qua bài viết này.

Giao-tiep

Bốn kỹ năng cần có trong tiếng Nhật: Nghe, nói, đọc, viết

Các bạn muốn tự học tiếng Nhật sẽ cảm thấy lo lắng vì cảm thấy mình chỉ có thể học được một kỹ năng duy nhất, đó là “Đọc”. Nhưng xin đừng lo lắng như vậy. Thực ra bạn chỉ cần học hai kỹ năng: Nghe – Đọc

Thật may là ngày nay cơ hội để bạn đọc, cũng như bạn nghe tiếng Nhật là rất nhiều và không còn phải lo lắng như vậy nữa. Điều duy nhất mà bạn cần có lẽ chỉ là sự truy cập vào internet.

Để rèn luyện kỹ năng đọc tiếng Nhật, các bạn có các tài liệu sau:

– Các trang báo tiếng Nhật (ví dụ: http://www.nikkeibp.co.jp/)
– Tìm kiếm nội dung bạn yêu thích trên Google: Chỉ cần bạn gõ tiếng Nhật từ bạn muốn kiếm
– Các trang từ điển như từ điển tiếng Nhật của Yahoo! (http://dic.yahoo.co.jp)

Để rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Nhật, các bạn có thể:

– Nghe bài hát trên youtube (VD: Nước mắt hoa mộc lan, Tuyết muộn, Tôi lại yêu người): Các bạn cũng có thể tìm kiếm bài hát trên youtube, và sau đó tìm lời bài hát (bằng từ khóa “tên bài hát 歌詞”, ví dụ “プラネタリウム 歌詞”)
– Xem phim truyền hình Nhật Bản trên youtube (VD: 電車男)
– Các trang web có video tiếng Nhật
– Đưa đoạn văn vào để Google Dịch đọc (xem bài viết)

Còn kỹ năng nói và viết?

Nếu bạn bắt buộc phải nói và bạn bắt buộc phải viết khi kỹ năng “đọc”, kỹ năng “nghe” chưa tốt thì bạn sẽ thấy mình rất khổ sở khi học tiếng Nhật. Đó là cách học không khôn ngoan. Phần lớn các khóa tiếng học sẽ tạo điều kiện để bạn học cả bốn kỹ năng “nghe, nói, đọc, viết” nhưng thực ra học như vậy sẽ không hiệu quả. Khi các bạn nghe và đọc nhiều, thì các bạn sẽ tự khắc có thể nói và viết được. Điều bạn cần là sự hiểu biết về ngôn ngữ, ví dụ có thể chuyển một câu tiếng Nhật sang tiếng Việt mà giữ nguyên sắc thái (như lịch sự, trang trọng, hay suồng sã, thân mật, v.v…..)

Cách học khôn ngoan là học theo trình tự sau:

Đọc & Nghe

Hiểu (về ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt, tiếng Nhật)

Viết & Nói

Tôi có một lời khuyên là: Đừng cố nói và viết khi bạn còn chưa cảm thấy thoải mái khi làm điều đó. Khi bạn có thể hiểu tiếng Nhật như ngôn ngữ mẹ đẻ thì nói và viết sẽ là những kỹ năng mà bạn tự nhiên có mà không cần nhiều nỗ lực. Đó là cách mà tôi dùng khi tôi học tiếng Anh. Phần lớn thời gian tôi chỉ ngồi nghe, và khi tôi hiểu được nguyên lý chung thì việc giao tiếp tiếng Anh chỉ còn là một việc rất đơn giản, mặc dù tôi không phải là người biết nhiều từ vựng tiếng Anh.

Nên học theo thứ tự nào?Thứ tự tốt nhất khi học tiếng Nhật là: Đọc > Hiểu > Nghe > Viết > Nói

Kỹ năng mà bạn cảm thấy có ít cơ hội nhất có lẽ là kỹ năng nghe. Nhưng như tôi đã nói ở trên, nhờ có internet bạn có rất nhiều cơ hội để nghe. Bạn nên tìm nội dung mà bạn muốn nghe, thay vì nghe những nội dung hội thoại trong sách giáo khoa vì sách giáo khoa thường rất nhàm chán. Bạn có thể nghe bài hát, xem một bộ phim, hay nghe những bài diễn thuyết, v.v…. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những nội dung như vậy. Ngoài ra, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn công cụ đọc tự động và phiên âm tự động ra chữ la tinh của Google (Xem ở đây.) Đây cũng là một cách hay để bạn có thể học nghe.

Tôi có nên kiếm bạn người Nhật để luyện tiếng Nhật?

Nếu bạn có một người bạn Nhật thì cũng là một việc tốt, nhưng bạn phải có khả năng giao tiếp ở một mức độ nào đó trước. Nếu không việc gặp gỡ sẽ trở nên một việc rất chán. Dù sao thì việc có bạn người Nhật cũng không phải là thứ giúp bạn giỏi tiếng Nhật vì không phải người Nhật nào cũng hiểu biết về ngôn ngữ. Ngay cả nhiều người trong chúng ta cũng không nắm rõ về tiếng Việt và không giải thích được cho người nước ngoài hiểu. Cá nhân tôi thì thấy là phần lớn mọi người không hiểu biết về ngôn ngữ, nên hầu như không giúp người khác học tiếng nước mình được. Để kiểm nghiệm điều này các bạn có thể thử dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Tôi có thể cá cược là bạn sẽ khá mệt mà người kia không tiến bộ mấy.

Giỏi giao tiếp không đồng nghĩa với giỏi tiếng Nhật

Lý do: Giao tiếp tiếng Nhật đòi hỏi vốn từ vựng không lớn, chỉ cỡ 1000~2000 từ và chỉ một số mẫu câu đơn giản. Bạn chỉ cần có một vốn từ vựng nhỏ, và một số mẫu câu là có thể giao tiếp tốt. Tuy nhiên, kỹ năng quan trọng nhất vẫn là “đọc hiểu” và “viết”. Nếu bạn muốn dùng tiếng Nhật để tìm công việc tốt, hay bạn muốn làm việc trực tiếp với Nhật Bản, bạn phải “đọc hiểu” và “viết” tốt. Điều này đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết về tiếng Nhật và ngôn ngữ, chứ không đòi hỏi bạn phải giao tiếp tốt.

Giao tiếp chỉ dùng trong các tình huống đơn giản hàng ngày. Hãy tưởng tượng bạn phải trình bày một vấn đề phức tạp về kinh doanh, kinh tế hay kỹ thuật? Lúc đó bạn sẽ thấy là sự hiểu biết tiếng Nhật quan trọng hơn việc nói chuyện trôi chảy.

Tôi luôn rơi vào cảnh học trước quên sau?

Việc này xảy ra khi bạn học những nội dung không hữu dụng (ít dùng) hoặc cách học không làm bạn cảm thấy thú vị. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi việc quên là việc rất tốt. Đó là cơ chế của não để giúp chúng ta chỉ nhớ những thứ cần thiết và hữu dụng (thường là những thứ mà khi học chúng ta cảm thấy thú vị). Việc học theo cách không thú vị thì có rất nhiều. Bạn hãy so sánh hai cách sau.

Cách 1:
度胸:dám, can đảm, có gan

Cách 2:
度胸:dám, can đảm, có gan, ví dụ:
お前は度胸のないやつだね!
Mày đúng là thằng nhát gan nhỉ!
度胸があるかい?
Mày có dám không?

Các bạn có thể thấy là cách 2 sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều vì có nhiều thứ để giúp bạn nhớ hơn.

Hoặc là:
Cách 1:
東: “đông”, phía đông

Cách 2:
東: “đông”, phía đông; gồm có 日 (nhật, mặt trời) và 木 (mộc, cây): mặt trời ló sau cái cây, tức là phía đông

Quy tắc để có thể nhớ: Bạn phải tạo ra một “câu chuyện” thú vị liên quan tới thứ bạn muốn nhớ. Câu chuyện đó có thể chỉ là bạn bịa ra. Tôi nhớ khá nhiều từ tiếng Nhật mặc dù nó không thông dụng, vì tôi bịa ra vô số các quy tắc để nhớ.
Ví dụ: hechima = “mướp” > hễ chị má (đến thì sẽ nấu mướp)

Các bạn có thể thấy nó thật ngớ ngẩn, nhưng đó là cách có thể áp dụng ở mọi nơi và cực kỳ hiệu quả: Từ học từ vựng, học chữ kanji đến học ngữ pháp. (Ví dụ bạn có thể nhớ chữ “trà” 茶 gồm có bộ “thảo” – cây cỏ, với hình cái quán trà ở dưới, hay gồm bộ thảo với chữ nhân 人 – người uống trà và chữ “ho” ホ katakana.)

Bạn chỉ không quên khi bạn thực sự hiểu biết về tiếng Nhật.

Làm sao để nghe và nói?

Chỉ có một cách là bạn phải nghe nhiều, bạn phải vượt qua một số giờ nghe nhất định trước khi có thể nắm được các quy luật để nghe hiểu. Làm sao để bạn nghe hiểu tiếng Việt? Chắc chắn là không phải bạn nghe rõ ràng từng từ vì mỗi người nói khác nhau, và nhiều người phát âm không chuẩn. Bạn nghe được vì bạn phán đoán được tình huống, nội dung. Bạn nghe vì bạn nhận ra được nhịp điệu câu mà người ta nói. Điều này cũng đúng với tiếng Nhật. Khi nghe quen thì thậm chí khi chỉ nghe một phần của câu là chúng ta đã có thể phán đoán được nội dung của nó. Khi gặp một người nói khó nghe, ban đầu chúng ta sẽ không nghe được gì, nhưng sau khi quen thì chúng ta nghe được rất tốt vì chúng ta có thể phán đoán được.

Nghe không phải là kỹ năng tai bạn bắt được mọi từ bạn nghe, mà nó là kỹ năng bạn bắt được một số âm thanh, nhịp điệu, phán đoán từ hoàn cảnh và chủ đề.

Và cách để luyện nghe là: Nghe nhiều và học cách phán đoán. Đừng nghe những nội dung mà bạn không thể phán đoán là nó đang nói về cái gì. Hãy nghe những nội dung có phát âm chuẩn, dễ hiểu và có thể phán đoán được.

Còn nói là kỹ năng mà bạn nên học sau kỹ năng nghe. Khi bạn nghe tốt thì việc nói tốt không còn là vấn đề khó.

Tôi có nên luyện thi không?

Luyện thi hay tự luyện thi là cách tốt nhất để bạn hiểu tiếng Nhật. Bạn sẽ thấy là bạn đọc không hiểu hết hay không hiểu gì, bạn nghe không hiểu hết hay không hiểu gì nhưng bạn vẫn phải chọn câu hỏi để trả lời. Đó chính là sự phán đoán. Bạn luyện thi nhiều thì khả năng phán đoán của bạn sẽ lên cao, và đó chính là khả năng tiếng Nhật. Trong cuộc sống hàng ngày hay bất cứ đâu, chúng ta đều phải phán đoán với những thứ chúng ta nhìn thấy và chúng ta nghe thấy. Luyện thi là một cơ hội để nâng cao sự phán đoán (tất nhiên là bạn phải có đáp án và tự chấm điểm được.)

Ngoài ra, nếu luyện thi với một người hiểu biết về tiếng Nhật thì các bạn sẽ được chỉ ra những chỗ sai và biết vì sao mà bạn sai, làm thế nào để không sai như vậy nữa. Đây là một con đường ngắn để đi đến sự hiểu biết tiếng Nhật như ngôn ngữ mẹ đẻ.

Trang phục quốc gia của Nhật Bản – Kimono

Nói đến thời trang Nhật Bản thì chắc ai ai cũng không thể bỏ qua Kimono. Kimono chính là một trong những niềm tự hào của Nhật Bản, nó gần như trở thành biểu tượng của đất nước xứ phù tang này vậy. Hôm nay Angel sẽ giới thiệu tới mọi người một số điều thú vị về Kimono. Thực ra đây là một chủ đề lớn, nếu muốn hiểu rõ thì phải đi sâu tìm hiểu cặn kẽ, nó là cả một công việc khổng lồ và mất nhiều công sức. Ở đây Angel chỉ tóm lược một số thông tin căn bản nhất, giúp mọi người hiểu hơn về Kimono mà thôi.

kimono

Kimono thực chất ban đầu có nghĩa là quần áo nói chung nhưng trải qua thời gian, với nhiều thay đổi, nó đã trở thành tên gọi riêng của loại trang phục truyền thống độc đáo này.

Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như vải lanh, bông, lụa. Kimono là một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình.

Kimono có hình dạng khác hẳn với chiếc áo choàng kiểu cổ của Trung Quốc, vốn thường bị nhầm lẫn trong tranh minh hoạ ở các sách của phương Tây. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn.

Áo kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản.

Tùy theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng.

Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi một tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng.

Đối với người dân thường, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.

Khoảng từ 30 đến 100 ngày sau khi đứa bé chào đời, gia đình và người thân mang đứa trẻ đến đền thờ để làm một nghi lễ nhỏ. Khi đó đứa trẻ được mặc một chiếc kimono, bên dưới là màu trắng, bên trên là màu sáng (thường là màu đỏ) nếu là bé gái, hoặc màu đen nếu là bé trai. Ngoài ra, vào ngày lễ Shichigosan (15/11) các bé trai và bé gái cũng được mặc kimono.

Đối với những người bước sang tuổi 20, vào ngày lễ Thành Nhân (ngày thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 1), họ cũng buộc phải mặc kimono.

Có thể chia Kimono ra làm các loại sau:

Furisode: Là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có chồng. Tay áo rất dài và rộng (thường dài từ 95 đến 115 cm). Thời xưa, các cô gái thường vẫy vẫy ống tay áo để bày tỏ tình yêu với các chàng trai.

Khi một cô gái Nhật Bản bước sang tuổi 20, cô ấy sẽ được công nhận là một người trưởng thành. Cô sẽ được quyền đi bầu cử, phải chịu mọi trách nhiệm về bất cứ một tội lỗi nào do cô gây ra, và được phép hút thuốc, uống rượu công khai.
Rất nhiều cha mẹ mua Furisode cho con gái họ để kỉ niệm bước ngoặt trọng đại này. Furisode là một Kimono dùng để đi lễ, dành cho các cô gái còn độc thân. Furisode có màu sắc tươi sáng và thường làm bằng lụa chất lượng tốt. Trong xã hội của Nhật, mặc Furisode là một tuyên bố rõ ràng rằng đó là một cô gái độc thân đã sẵn sàng để kết hôn.

Một trong những điểm đặc biệt của Furisode là ống tay áo của nó.

Furisode dùng để mặc trong những ngày lễ lớn, như khi đi dự đám cưới hay dự một buổi tiệc trà. Giá của một chiếc Furisode tùy thuộc vào chất liệu vải, kiểu dáng và tay nghề của người may. Một chiếc Furisode thường có giá là 15.000 USD.

Yukata: Là một loại Kimono làm bằng cotton bình thường, dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang màu sắc cực kì sáng. Cách thiết kế đơn giản của Yukata là để các cô gái Nhật có thể mặc mà không cần sự giúp đỡ (sau vài lần tập là họ có thể dễ dàng mặc được, bởi Yukata không cầu kì như Furisode).

Ngày nay, Yukata thường dùng để mặc trong ngày Bon-Odori (Ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc hội hè. Hơn nữa, Yukata còn được sử dụng rộng rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật.

Yukata được ưa chuộng bởi chất vải cotton nhẹ nhàng của nó. Vải đã được cách điệu đi từ mẫu vải có kẻ sọc ngang truyền thống. Chiếc thắt lưng cotton của Yukata cũng rất tiện dụng cho ngày thường và đồ mặc ban đêm.

Trong những ngày hội và ngày kỉ niệm sự kiện chung, Yukata thường được mặc với một chiếc thắt lưng rộng hơn, quấn quanh eo và gấp lại ở đoạn cuối. Thông thường hơn, Yukata được mặc với một thắt lưng Obi (thắt lưng thêu), đi cùng với một đôi xăng đan gỗ và một chiếc ví.

Những cô gái và phụ nữ Nhật rất thích những dịp được mặc Yukata của họ. Ngày nay không có nhiều cơ hội phù hợp để mặc những bộ quần áo truyền thống sặc sỡ như vậy. Thời xa xưa, áo Yukata chỉ dùng để mặc ở nhà sau khi vừa tắm xong . Nhưng ngày nay, áo Yukata rất được ưa chuộng (cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể mặc).

Hầu hết áo Yukata được làm từ vải cotton . Theo truyền thống xưa , áo Yukata thường chỉ có hai kiểu là trắng – xanh đen hoặc xanh đen- trắng, nhưng trong một vài năm trở lại đây áo yukata đã được thiết kế với nhiều màu sắc nổi bật hơn.

Houmongi: Khi một người phụ nữ Nhật Bản kết hôn, cha mẹ thường mua cho con gái họ một chiếc Kimono khác, chiếc Houmongi. Houmongi sẽ thay thế vị trí của Furisode. Houmongi là Kimono đi lễ của những người phụ nữ đã có chồng.

Loại Kimono này thường được dùng trong khi đi tham dự một đám cưới hay tiệc trà nào đó.

Khi đón tiếp một cuộc viếng thăm trang trọng, người phụ nữ sẽ mặc áo Homongi (áo Kimono dùnh để tiếp khách).
Tomesode: Với những người phụ nữ đã kết hôn, họ sẽ không bao giờ được măc áo furisode, dù cho họ có li dị chồng đi chăng nữa. Thay vào đó, họ sẽ mặc áo Tomesode, một dạng áo Kimono với ống tay áo ngắn hơn . Áo Tomesode thường có màu đen , hoặc là nhiều màu khác . Áo Tomesode đen thường được đính gia huy tượng trưng cho họ tộc , đây là dạng áo Kimono chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng (như là đám cưới hoặc đám tang của họ hàng).

Những áo Tomesode nhiều màu khác cũng có thể được mặc vào các dip lễ trang trọng trên (nhưng những chiếc áo này không được đính gia huy, vả lại, khi nhắc đến Tomesode thì đa số người Nhật đều cho rằng nó-phải-là-màu-đen).
Tomesode có nền áo màu đen để đối lập với màu trắng của chiếc Shiromaku (Kimono cưới) mà cô dâu mặc. Tuy nhiên, chiếc thắt lưng thêu và nửa dưới của Tomesode có màu sắc rất sặc sỡ và sáng để tỏ rõ rằng loại Kimono này được mặc trong một dịp vui.

Mofuku: Chỉ được dùng để đi dự đám tang của họ hàng gần. Toàn bộ chiếc Kimono loại này có màu đen. Dù rằng Tomesode và Mofuku không đắt bằng một chiếc Furisode, nhưng giá mỗi chiếc Tomesode hay Mofuku là khoảng 8.000 USD.

Shiromaku: Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc loại Kimono rực rỡ, tráng lệ nhất. Loại Kimono này được gọi là Shiromaku. Đa số mọi người chỉ thuê loại Kimono này bởi nó chỉ được sử dụng trong một ngày, tuy nhiên, giá cho thuê của một chiếc Shiromaku cũng lên tới 5.000 USD.

Nếu bạn để ý kĩ thì bạn có thể thấy ngay rằng chiếc Shiromaku rất dài, dài đến chạm đất. Những chiếc váy cưới trắng truyền thống của phương Tây thường có đuôi váy hay một tấm lụa rất dài, rủ dài ra sau. Còn Shiromaku thì không giống như vậy. Shiromaku dài và tỏa tròn ra. Chính vì vậy, cô dâu phải có sự giúp đỡ của một người đi kèm theo thì mới có thể đi lại trong chiếc Kimono này. Màu trắng này tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần

Váy này cách tân nên không còn dài chấm đất nữa.

Tsumugi: Dành cho tầng lớp nông dân và thường dân.

Tsukesage: Áo này được trang trí theo dạng hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo rồi gắp nhau ở đỉnh vai), áo này được mặc vào các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè.

Các phụ liệu mặc kèm theo kimono:

– Thắt lưng (Obi): Một cái obi dành cho kimono phụ nữ thường có chiều dài khoảng 4m và chiều rộng khoảng 60cm.Obi được quấn 2 vòng quanh thắt lưng và thắt ở phía sau lưng. Các phụ kiện kèm theo obi:

a. Koshi-himo Koshi-himo là vòng dây đầu tiên quấn quanh thắt lưng.Nó được làm từ những sợi tơ nhuộm màu rồi bện lại như dây thừng.

b. Date-jime là sợi dây thứ hai buộc quanh áo kimono,phủ lên trên sợi dây koshihimo.

c. Obijime Là sợi dây thừng buộc phía trên bề mặt của obi,nó có nhiều màu sắc khác nhau và màu được chọn thường làm nổi bật chiếc obi.

d. Chocho: Nơ bướm Chocho là chiếc nơ được gắn ở đằng sau obi, nhìn thì nó có cấu tạo phức tạp nhưng thực chất rất dễ mang.Chocho gồm hai phần bản rộng và phần nơ. Phần bản rộng có chiều dài 5 feet, chiều rộng là 6 inch, nó được quấn hai vòng quanh thắt lưng rồi được nhét vào phía trong. Phần nơ có một cái móc gắn để gắn vào vào obi.
Kaku và Heko bi dành cho kimono của nam. Kaku là obi dành cho các bộ kimono nam thông thường, đươc maybằng vải cotton,có chiều dài là 3,5 inch. Heko là obi mềm được dành cho các bộ yutaka.

– Taiko-musubi: Một dạng thắt lưng khác, được phát minh từ thời Edo, cũng được sử dụng như obi và rất được ưa chuộng.

– Dây cài lưng: Vào thời đại Meiji, người Nhật chế tạo ra một vật gọi là dây cài lưng ( obi-jime và obi-age).

Việc sử dụng những dây cài này với nhiều loại kiểu dáng và màu sắc khác nhau đã trở thành một cách để chứng tỏ gu thời trang của người Nhật.

– Trâm cài đầu: Vật này dành riêng cho phụ nữ. Thời xưa, mỗi khi mặc áo kimono, phụ nữ Nhật thường điểm tô cho mái tóc của mình bằng những chiếc trâm này. Ngày nay, bạn có thể thay thế chiếc trâm bằng nơ, dây buộc tóc…

– Guốc gỗ: Guốc gỗ được sử dụng rất phổ biến tại Nhật cách đây một thế kỉ, guốc của đàn ông thường to, có góc cạnh và thấp, guốc của phụ nữ thì ngược lại, tức là nhỏ nhắn và tròn. Thời xưa, người Nhật không đóng guốc mà họ “đẽo” guốc, tức là họ sử dụng những súc gỗ to để gọt đẽo thành đôi guốc mộc.

Không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng mặc Kimono, từ xa xưa các samurai đã có thói quen mặc Kimono:

Các Samurai của mỗi vùng được phân biệt bằng màu sắc của Kimono và các quần áo này trở thành “đồng phục” chung bao gồm:

Một chiếc Kimono, một lớp áo không có tay khoác bên ngoài gọi là Kamishimo, 1 chiếc quần xẻ như váy gọi là Hakama.

Chiếc Kamishimo được may bằng vải lanh đã được hồ cứng giúp cho bờ vai chắc chắn, nổi bật.

Với rất nhiều loại áo samurai-kimono, những người thợ may ngày càng trở nên khéo léo, lành nghề và việc may áo kimono cũng trở thành một nghệ thuật. Những bộ áo kimono cũng trở nên giá trị hơn và các bậc cha mẹ thường truyền lại kimono cho con cái như một tài sản gia truyền.

Hakama: Hakama là một loại trang phục ngoài, được mặc phủ ngoài áo kimono. Nó có thể được thiết kế giống như một cái quần dài hay giống một cái váy.

Ngày xưa, Hakama được sử dụng như một trang phục phía ngoài có chức năng bảo vệ các Samurai khỏi tuột khỏi ngựa. Ngày nay, Hakama được mặt trong các buổi lễ,các lễ hội truyền thống,tập võ và biểu diễn nghệ thuật. Hakama của nam giới thường có màu đen hoặc xám. Hakama thường được nam giới mặc tuy nhiên bạn cũng có thể bắt gặp các cô gái mặc Hakama màu đỏ trong các đền thờ Shinto.

Nếp gấp của Hakama (5 phía trước, 2 phía sau) có những ý nghĩa biểu trưng sau:
1. Yuki: Lòng quả cảm, sự dũng cảm, tính gan dạ
2. Jin: Sự nhân ái, lòng khoan dung và rộng lượng
3. Gi: Sự công bằng, ngay thẳng và chính trực
4. Rei: Nghi lễ, sự lịch thiệp, lễ độ (cũng có nghĩa là sự cúi đầu)
5. Makoto: sự chân thành, trung thực
6. Chugi: Sự trung thành, tính cống hiến
7. Meiyo: Danh dự, uy tín, vinh quang, danh tiếng, phẩm giá và danh tiếng.

Văn hóa Nhật Bản qua từng hành động

Cùng là người Châu Á, da vàng, tuy khác đất nước nhưng lại cùng nền văn hóa Á đông. Nhưng đôi khi nhìn ngẫm 1 số nét văn hóa trong cách sống của người Nhật chợt khiến tôi phải mỉm cười.

Chuyện tặng quà:

Người Nhật nổi tiếng là lễ nghi trong vấn đề quà tặng,1 khi nhận được quà của ai đó thì kiểu gì cũng sẽ tìm cách để đáp lễ lại. Khi đi dự đám cưới ,đám tang về thì sau đó gia chủ bao giờ cũng tặng quà lại cho khách để thể hiện sự hàm ơn vì khách đã đến dự lễ. Quà đó chỉ là những món đồ rất nhỏ nhưng luôn được bọc gói vô cùng cẩn thận và đáng yêu khiến cho người nhận cũng sẽ rất cảm kích vì sự chu đáo của gia chủ.

Chuyện xếp hàng:

Cho dù ở siêu thị, cửa hàng ăn, ga tàu hay những nơi dịch vụ công cộng,thì người Nhật luôn có thói quen xếp hàng. Họ có thể xếp hàng chờ trước giờ mở cửa siêu thị cả tiếng đồng hồ để chờ vào mua đồ. Cũng có lúc tôi nghĩ thật kì khôi cho sự kiên nhẫn đó nhưng có lẽ tôi lầm. Đó chính là sự tuân thủ kỷ luật của hệ thống xã hội,cũng như nét văn mình ứng xử khi biết nhẫn nhịn chờ đến lượt mình, chứ không phải chỉ biết đến cái tôi vị kỷ.

Chuyện ý thức bảo vệ môi trường:

Đó là ý thức trong cách xử lý rác thải. Từ học sinh tiểu học đã được giáo dục về việc phân loại rác cũng như ý thức bảo vệ môi trường.Nguyên liệu tái chế,hay tác hại chất thải nhà bếp chắc hẳn là những khái niệm khá xa vời đối với người Việt ta,nhưng với người Nhật thì đó là khái niệm nằm lòng.Dầu mỡ sau khi rán thay vì đổ xuống đường thoát nước thì phải được thấm sạch bằng giấy báo hoặc để đông cứng rồi mới gói lại vứt bỏ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước thải…Đơn giản nhất là điều đó ,thế mới lý giải được vì sao không khí lại sạch sẽ thế.Là vì chính ý thức con người đã lọc sạch bầu không khí mà họ hít thở hàng ngày.

Chuyện yêu thiên nhiên cây cỏ và ca hát:

Có 1 điều chắc chắn rằng nếu bạn đi qua cửa bất cứ 1 ngôi nhà nào của người Nhật cũng thấy được bày 1 vài chậu cây hoa nhỏ ở trước cửa. Những chậu hoa nhỏ đủ màu quanh năm khoe sắc chắc là 1 thú vui ko thể thiếu của người Nhật,hẳn sẽ mang lại niềm vui mỗi khi ai đó đặt chân về đến cửa nhà.

Tôi thường xem chương trình Karaoke trên TV và thực sự là nhiều lần rơi nước mắt xúc động vì những câu chuyện và hình ảnh về con người tham gia chương trình đó. Nước Nhật là nơi đã bắt nguồn ra hình thức giải trí hát Karaoke hẳn cũng đã phần nào lý giải cho cái sự yêu ca hát của người Nhật. Trước khi đến Nhật thì cái nhìn của tôi về việc hát Karaoke hoàn toàn khác, bởi ở VN thì có lẽ đó chỉ là kiểu giải trí đặc quyền dành cho giới trẻ, chả có cụ già hay rất ít người trung niên lại đi hát Karaoke, chưa kể 1 số biến tướng tiêu cực của hình thức giải trí này.Nhưng với người Nhật thì đây hoàn toàn là 1 thú vui trong sạch, có thể hát ở quán, hát ở phòng ăn…và người già còn tích cực hơn cả lớp trẻ, đơn giản chỉ là để cùng hòa mình theo giai điệu cùng chia sẻ cảm xúc.Không phải ai cũng hát hay, nhưng họ không ngại biểu diễn trên trương trình Karaoke của TV.

Có những em học sinh, những anh công nhân, những cụ già lom khom vẫn lên hát để gửi tặng gia đình người thân. Hình ảnh 1 cụ già 85 tuổi dáng người cong,vẫn cất cao giọng hát điệu nhạc truyền thống Nhật bản, và thật không ngờ cụ lại được ban giám khảo cho số điểm cao nhất, đôi mắt rơm rớm tay run run đón nhận quà và trò chuyện cùng ban giám khảo mà khuôn mặt cụ ngời ngời hạnh phúc. Bất giác chợt khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của khát vọng sống. Sự khích lệ của tình người là 1 món quà xúc động vô giá cho cụ niềm vui để ý nghĩa hơn nữa những ngày dài phía trước.

Trong gió không thể lọc hết những hạt bụi bay, và đâu đó vẫn còn những điều khó ưa, tuy nhiên thiết nghĩ rằng cần phải biết lọc ra những hạt cát khỏi tâm hồn mình để cảm nhận được nhiều góc đẹp hơn.

Mười món ăn kỳ lạ của người Nhật Bản

Ở Nhật, bên cạnh các món hấp dẫn như sushi, cơm hộp bento, tempura…thì cũng có rất nhiều món ăn được người ta coi là kỳ lạ nhưng lại rất phổ biến và khá được ưa chuộng. Sau đây là danh sách mười món ăn độc đáo, kỳ lạ của người dân đất nước mặt trời mọc.

1. Shirako

Đây là món ăn được chế biến từ cơ quan sinh dục của loài cá. Shirako là món ăn rất phổ biến tại hầu hết các quán rượu và các quán sushi ở Nhật.

2. Inago no Tsukudani (món ăn từ châu chấu)

Inago no Tsukudani là một trong những món ăn truyền thống từ côn trùng của người Nhật Bản. Món ăn này rất phổ biến với cư dân ở các vùng nông thôn của tỉnh Yamagata, tỉnh Nagano và quận Gunma (thuộc đảo Honshu).

“Inago” trong tiếng Nhật có nghĩa là châu chấu. Chỉ cần hầm châu chấu với tsukudani (một loại gia vị Nhật Bản thường được làm bằng cỏ biển đã được nấu nhừ trong nước tương, sake nấu và mirin) là đã có được món Inago no Tsukudani ngon lành.

nhat-ban-ky-la-mon-com-sau-chien

3. Basashi (Thịt ngựa sống)

Vì thịt ngựa sống có màu đỏ nên người Nhật vẫn gọi món ăn này là “sakura” hoặc “sakuraniku”. “Sakura” có nghĩa là hoa anh đào, còn “niku” có nghĩa đơn giản là “thịt”.

Khi thịt ngựa được thái thành những lát mỏng người Nhật gọi đó là “basashi”. Nhiều quận huyện thuộc các tỉnh Kumamoto, Nagano hay Oita nổi tiếng với basashi và đây cũng là một đặc sản của vùng Tohoku nước Nhật.

Ngoài ra còn có basashi kem – một món tráng miệng quen thuộc và hấp dẫn được làm từ thịt ngựa.

4. Natto (Đậu nành lên men)

Natto là món rất nặng mùi, hương vị nặng và được làm từ đậu nành lên men. Natto được người Nhật Bản dùng phổ biến trong các bữa sáng.

5. Fugu (cá độc)

Fugu trong tiếng Nhật được gọi cho một món ăn làm từ cá độc, tiêu biểu là loài cá nóc. Các ký tự chữ Hán được dùng để viết “fugu” được dịch với nghĩa đen là “dòng sông bẩn”.

Thịt cá nóc ăn được. Tuy nhiên da, gan và buồng trứng của loài cá này lại chứa một lượng gây chết người của chất độc tetrododoxin. Nếu ăn phải một trong những thành phần này, chất độc sẽ làm tê liệt các cơ bắp trong khi nạn nhân vẫn rất tỉnh táo. Cuối cùng, người nhiễm độc cá nóc sẽ chết vì ngạt thở.

Những nhà hàng ở Nhật chỉ có thể chế biến và phục vụ Fugu khi đảm bảo được chất lượng đầu bếp. Đầu bếp chế biến fugu phải đảm bảo những điều kiện cơ bản. Họ phải qua một quá trình học tập, kinh nghiệm thực tập ít nhất từ 2 đến 3 năm, và cũng phải trải qua những kỳ thi Quốc Gia ở Nhật Bản.

6. Hachinoko (ấu trùng ong)

Một trong những món ăn ưa thích của vị thiên hoàng Hirohito là ong bắp cày nấu với gạo, đường và nước tương. Đây là món ăn giàu protein khá quen thuộc ở Nhật.

7. Zazamushi (Côn trùng thủy sinh)

Zazamushi khá phổ biến ở Nhật Bản cả trong việc đóng hộp và chế biến món ăn tại các nhà hàng. Zazamushi không phải được gọi cho một loại côn trùng duy nhất, mà được gọi chung cho những côn trùng thủy sinh sống ở các bờ sỏi cát ven sông.

8. Thịt cá voi

Bằng chứng khoa học từ Chương trình nghiên cứu cá voi của Nhật cho thấy rằng, cá voi được tiêu thụ trên toàn nước Nhật Bản, phổ biến nhất là một loại bánh mì kẹp (whaleburger) có nhân là thịt cá voi.

9. Shiokara (Hải sản lên men)

Shiokara là món hải sản lên men của người nhật. Shiokara có thể được chế biến từ nhiều loại cá kết hợp với muối.

10. Shirouo no Odorigui

Shirouo là những chú cá rất nhỏ, trong suốt và được ăn sống. Điều thú vị của món ăn này là cảm nhận những chú cá nhảy múa trong miệng khi ăn.