20 sự thật thú vị về đất nước nhật bản

Trong những năm qua, Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia thú vị nhất trên thế giới. Văn hóa độc đáo, món ăn tuyệt vời và lĩnh vực công nghệ đã thu hút và truyền cảm hứng cho các nước khác trên thế giới.

Tuy nhiên, một số phong tục và thị hiếu của Nhật Bản đã bị hiểu lầm, và thậm chí một số còn bị ngăn cấm. 20 điều thú vị này đã cho thế giới một cơ hội để nhìn nhận lại về Nhật Bản: sự hấp dẫn, giàu tính văn hóa, nền kinh tế vững mạnh.

Và đây là 20 sự thật thú vị về Nhật Bản:

20. Thịt ngựa tươi là một món khai vị phổ biến ở Nhật Bản. Nó được thái mỏng và ăn sống, được gọi là món Basashi – hình trên.

19. Hơn 70% Nhật Bản là các dãy núi. Nước này cũng có hơn 200 núi lửa.

18. Một quả dưa xạ hương (tương tự như quả dưa đỏ) có thể bán với giá hơn 31.473 yên ($ 300,00).

17. Tỷ lệ biết chữ ở Nhật Bản là gần như 100%.

16. Máy bán hàng tự động ở Nhật Bản có bán cả bia!

15. Tuổi thọ trung bình của người Nhật dài hơn người Mỹ 4 năm. Có lẽ Mỹ nên ăn nhiều basashi hơn!

14. Một số người đàn ông ở Nhật Bản cạo đầu của họ như là một hình thức của lời xin lỗi.

13. Nhật Bản có tỷ lệ giết người thấp thứ hai trên thế giới, nhưng cũng là nơi có khu rừng tự sát cực kỳ ma quái, Aokigahara. Một nơi trong rừng ở hình trên.

12. Nhật Bản đã có 15 người đoạt giải Nobel (trong hóa học, y học và vật lý), 3 Huy chương Fields và một người đoạt giải thưởng Gauss.

11. Những sumo trẻ theo truyền thống cần phải làm sạch và tắm rửa sạch sẽ cho những chiến binh sumo trong vòng đấu… gồm cả những nơi “khó có thể chạm tới”.

10. Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản là dưới 4%.

9. Nhật Bản bao gồm hơn 6.800 hòn đảo.

8. “Tetsuo: Iron Man” (không liên quan đến truyện tranh, hoặc Robert Downey, Jr phim), rất phổ biến, bộ phim “Cyberpunk”( “Cyberpunk” là một bộ phim khoa học viễn tưởng có liên quan đến công nghệ – lạm dụng công nghệ – và bất ổn xã hội), được dựa trên một vở kịch do đạo diễn Shinya Tsukamoto viết và đạo diễn ở trường đại học. Nó là một bộ phim tuyệt vời và bạn có thể mua ở đây. Trailer ở trên.

7. Một nền văn hóa đồ đá cũ từ khoảng 30.000 trước Công nguyên được biết đến đầu tiên là cư dân Nhật Bản.

6. Nhà làm phim Nhật Bản Takahi Miike đã thực hiện lên đến 50 bộ phim trong một thập kỷ trong thời gian đỉnh cao sự nghiệp của mình.

4. 21% dân số Nhật Bản là người già, chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới.

3. Trong quá khứ, hệ thống tòa án Nhật Bản đã có một tỷ lệ kết án cao là 99%!

2. Nhà tù Nhật Bản (năm 2003) hoạt động ở mức công suất trung bình là 117%.

1. Sàn nhà được nâng lên đòi hỏi bạn phải cởi dép hoặc giày. Tại lối vào một ngôi nhà ở Nhật Bản, sàn nhà thường sẽ được nâng lên khoảng 6 inch (15,24 cm). Bạn nên cởi giày và đi dép vào. Nếu ngôi nhà có một phòng lót chiếu rơm, sàn của nó có thể nâng lên 1-2 inch (2,54-5,08 cm) lúc này bạn nên cởi cả dép của bạn.

tiệc trà nhật bản theo phong cách truyền thống

8 cách trải nghiệm văn hóa nhật bản

1. Tiệc trà truyền thống

tiệc trà nhật bản theo phong cách truyền thống

tiệc trà nhật bản theo phong cách truyền thống

Tiệc trà truyền thống Nhật Bản là một truyền thống vô cùng cổ xưa của đất nước hoa anh đào. Mỗi bước và chi tiết trong quá trình pha, uống trà đều phải theo bốn tiêu chí: hài hòa, tôn trọng, trong sạch và bình thản.

Người tổ chức tiệc trà muốn truyền đến cho những khách uống trà một trải nghiệm về sự trong sáng, bình thản trong tâm hồn. Tất cả mọi yếu tố trong phòng trà đều hòa hợp với nhau để nói lên điều này: từ đồ ăn đi kèm, đồ dùng để uống trà tới những bức tranh trên tường.

Rất nhiều khách du lịch đã lựa chọn tham gia vào một tiệc trà truyền thống khi đến Kyoto, thành phố được cho là thanh lịch và cổ xưa nhất Nhật Bản. Loại trà mà người Nhật Bản thường dùng trong các tiệc trà này là loại Matcha có vị đắng nhần nhận, những loại đồ ngọt nhỏ sẽ được ăn kèm để đối với vị chát của Matcha.

2.Geisha

Geisha hiện đại

Geisha hiện đại

Những geisha hiện đại ở Nhật là một nét quyến rũ độc đáo, đặc biệt là ở thành phố Kyoto. Geisha, những người ca kỹ bán nghệ nhưng không bán thân đã rất phổ biến từ thế kỷ 19 và vẫn còn tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay.

Đến Kyoto, bạn có thể gặp Geisha trong các câu lạc bộ tư hoặc trên đường phố vào buổi sáng sớm hay chiều muộn.

3.Núi Phú Sỹ

biểu tượng của đất nước nhật bản

biểu tượng của đất nước nhật bản

Phú Sỹ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Đó là một ngọn núi lửa đang ngủ say và lần phun trào gần nhất của nó đã cách đây 300 năm. Đây là một trong những cảnh quan biểu tượng của đất nước Nhật Bản và được coi là một trong ba ngọn núi thần thánh.

Du khách đến Nhật Bản có thể dễ dàng tham gia vào các tour leo núi Phú Sỹ. Mỗi năm, ngọn núi thần này đón tới 300.000 du khách tham quan, vào mùa leo núi tháng 6 đến tháng 8. Vào những mùa khác trong năm, tuyết rơi rất dày và thời tiết thay đổi thất thường nên bộ môn leo núi cũng tạm ngưng.

4.Rượu Sake

rượu sake là rượu gạo truyền thống của đất nước mặt trời mọc

rượu sake là rượu gạo truyền thống của đất nước mặt trời mọc

Loại rượu gạo độc nhất vô nhị này là quốc túy của Nhật Bản. Cách pha chế rượu đã được phát hiện từ ngàn năm trước và đến nay vẫn đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng Nhật. Trong mọi lễ hội tổ chức tại các đền chùa Nhật, đều có sự có mặt của rượu Sake.

Rượu Sake là để nhâm nhi và thưởng thức. Có hàng trăm nhà máy sản xuất Sake ở Nhật Bản với hương vị khác nhau. Mỗi loại rượu lại yêu cầu cách bảo quản khác nhau: nóng, lạnh hay ở nhiệt độ phòng. Chính vị vậy, du khách đến Nhật thường được khuyên tham gia vào các khóa huấn luyện thử rượu Sake để hiểu thêm về loại rượu phổ biến nhất đất nước này.

5.Sushi

món ăn nổi tiếng thế giới của nước Nhật

món ăn nổi tiếng thế giới của nước Nhật

Có lẽ món ăn được xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới của Nhật Bản là sushi. Món sushi cuộc truyền thống này được bán ở tất cả mọi cửa hàng trên khắp nước Nhật với nhiều chủng loại khác nhau. Du khách đến Nhật có nhiều cách để tìm hiểu sushi: nếm chúng trong các nhà hàng hoặc đi học một khóa làm sushi cơ bản.

6.Vật Sumo

sumo - môn thể thao dân tộc của đất nước mặt trời mọc

sumo – môn thể thao dân tộc của đất nước mặt trời mọc

Sumo là môn thể thao và là một truyền thống được toàn dân Nhật Bản tôn vinh. Nó là môn thể thao dân tộc. Với lịch sử hàng trăm năm về trước và gắn liền với nhiều hoạt động tôn giáo, các trận Sumo thường tượng trưng cho những yếu tố tôn giáo. Các đấu sĩ phải tuân thủ chế độ vô cùng nghiêm ngặt, chẳng khác gì những người thanh tu.

7.Onsen

Onsen - hồ tắm nước nóng ở Nhật

Onsen – hồ tắm nước nóng ở Nhật

Onsen hay các hồ tắm nước nóng ở Nhật Bản là một trải nghiệm khó quên với du khách. Những nhà tắm truyền thống mọc lên ở mọi ngóc ngách của đất nước Phù Tang, một số là các nhà tắm ngoài trời, tắm thác và tắm bùn. Nước khoáng từ các suối khoáng Nhật được cho là rất có lợi cho sức khỏe.

8.Văn hóa giới trẻ hiện đại

đời sống, văn hóa giới trẻ Nhật

đời sống, văn hóa giới trẻ Nhật

Nhật Bản có một lịch sử và truyền thống lâu đời, nhưng nó cũng nổi tiếng với khía cạnh văn hóa hiện đại đầy màu sắc và ấn tượng.

Hãy ghé qua những con phố ở Tokyo và bạn sẽ hiểu rõ hơn về đời sống của các nhóm thanh niên Nhật Bản. Đặc biệt là ở con phố Harajuku, nơi người trẻ mặc thời trang Cosplay tựa như nhân vật trong phim hoạt hình, truyện tranh và thể nghiệm đủ mọi phong cách mà các kinh đô thời trang thế giới như Anh, Pháp đều phải tâm phục khẩu phục.

Văn hóa nhật bản, hình tượng một dân tộc vĩ đại

Văn hóa của mỗi quốc gia luôn là phần linh hồn của quốc gia đó, nó được xây dựng trong suốt tiến trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, vì thế nó giải thích tại sao mỗi đất nước lại có một nền văn hóa khác nhau. Văn hóa Nhật Bản cũng mang những đặc trưng riêng biệt của nó, biểu tượng cho sức mạnh tinh thần của con người Nhật Bản.

Văn hóa Nhật Bản là sự quan tâm lớn của không những là các bạn muốn đến sinh sống và học tập tại Nhật mà nó còn là một chủ để nghiên cứu trong nhiều trường đại học hiện nay. Tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản là câu chuyện của không riêng gì những người yêu mến Nhật Bản mà còn cho ai tò mò khám phá đất nước nghèo tài nguyên nhưng giàu sức mạnh con người, giàu tinh thần võ sĩ đạo này.

Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ không nêu ra những thành tựu cụ thể mà chỉ thông qua những thành tựu mà Nhật Bản đã đạt được để làm rõ xem văn hóa Nhật Bản đóng vai trò như thế nào trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của đất nước này.

dac-trung-van-hoa-nhat-ban

Văn hóa Nhật Bản đặc trưng bởi tinh thần võ sĩ đạo.

Văn hóa nhật bản thể hiện trong thời kỳ chiến tranh.

Nhật Bản, quốc gia bại trận trong Thế chiến thứ hai, đất nước không những không nhận được những ưu đãi mà còn phải hứng chịu bao nhiêu thảm họa khủng khiếp từ thiên nhiên. Sự tàn phá của chiến tranh, của thiên tai đã làm Nhật Bản nhiều lần phải đối mặt với biết bao khó khăn và thử thách, thế nhưng thực tế chứng minh họ vẫn phát triển không ngừng. Một phần bí ẩn của sự hồi sinh vươn lên không ngờ ấy chính là nền văn hóa Nhật Bản, yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh nội sinh, một động lực quan trọng thúc đẩy mọi bước đi của Nhật Bản. Hãy cùng tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản để hiểu vì sao người Nhật có thể tạo nên sự đoàn kết, uy tín và sức mạnh phi thường đến khó tin.

Vấn đề giai cấp trong xã hội ảnh hưởng tới văn hóa nhật bản.

Một sự khác biệt rất lớn trong văn hóa Nhật Bản củng chính bởi sự phân hóa giai cấp trong xã hội. Quý tộc, võ sĩ và nông dân, thợ thủ công là ba tầng lớp chính trong xã hội Nhật Bản. Có thể đó cũng là nguyên nhân làm cho tư tưởng của đạo võ ăn sâu và thấm nhuần trong lối suy nghĩ của người Nhật khi mà võ sĩ trở thành một bộ phận chính trong xã hội. Sức mạnh tinh thần xuất phát từ nền văn hóa Nhật Bản đã tạo nên một nguồn nội lực vô tận cho toàn dân tộc Nhật chống chọi với bao khốc liệt và vươn lên không ngừng.

Võ sĩ dạo nhật bản

Võ sĩ dạo nhật bản

Giáo lý của võ đạo học trong văn hóa Nhật Bản rèn luyện cho con người những đức tính quan trọng và căn bản nhất mà người võ sĩ phải rèn luyện. Đó là tính ngay thẳng, trung thực và dũng cảm. Những đức tính này trong văn hóa Nhật Bản đặc trưng bởi hình ảnh những người võ sĩ chiến đấu không ngừng ngại, biết lúc nào cần phải sống, khi nào cần phải chết, sẵn sàng xông pha và xả thân mình trong mọi hòan cảnh. Đó là sự chân thành, nhân từ và đức lễ phép. Chân thành đi kèm với lễ phép, bởi sự tôn trọng chỉ khi xuất phát một cách chân thực mới có giá trị với người đối diện. Điều này không chỉ riêng văn hóa Nhật Bản mà nó còn là điểm chung của văn hóa phương Đông. Nếu dũng cảm, ngay thẳng tạo nên sự mạnh mẽ, công bằng trong khí phách người nam nhi thì chân thành và nhân từ gợi lên sự mềm mại từ sức mạnh của nữ giới. Ngay thẳng quá, mạnh mẽ quá thì có thể làm con người trở nên thô bạo, nhưng nhân hậu quá cũng có thể tạo nên sự nhu nhược; có lẽ vì thế mà đạo giáo võ học trong văn hóa Nhật Bản đã rèn luyện cả hai cho người võ sĩ. Đó còn là khả năng tự kiểm soát mình và coi trọng danh dự. Ý thức sâu sắc về thanh danh mình là một động lực thúc đẩy con người tiến lên và bảo vệ giá trị của bản thân. Võ học đòi hỏi người võ sĩ phải biết kiềm chế cảm xúc và suy nghĩ của mình, không được biểu hiện ra ngoài dù là vui mừng hay giận dỗi. Có thể đó cũng là một nét làm nên sự bí ẩn của con người của con người Nhật, điểm đặc biệt của văn hóa Nhật Bản.

Yếu tố tôn giáo trong văn hóa nhật bản

Trong văn hóa Nhật Bản, tôn giáo đóng vai trò làm động lực quan trọng thúc đẩy sức mạnh bên trong con người. Yếu tố tâm linh không được sử dụng một cách mê tín, mù quáng mà được người Nhật khai thác để phục vụ cho quá trình phát triển con người, có giá trị tinh thần, phục vụ cuộc sống, tạo nên những đặc trưng khác biệt cho văn hóa Nhật Bản. Cái vẻ bí ẩn của người Nhật được bắt nguồn từ ý chí, sự nỗ lực nuôi dưỡng đam mê, theo đuổi mục đích của mình. Và trong hoàn cảnh điều kiện cần thiết sức mạnh nội sinh ấy sẽ bùng lên mạnh mẽ, đốt cháy mọi trở ngại trên đường đi của họ, tỏa ra thành những thành tựu vật chất vĩ đại.

Văn hóa Nhật Bản - Nền văn hóa ít sự pha trộn.

Văn hóa Nhật Bản – Nền văn hóa ít sự pha trộn.

Củng có không ít những ý kiến cho rằng do nước Nhật có một truyền thông phát triển lâu dài, không bị xam lược tính cho tới thời điểm năm 1945 nên rất ít bị pha trộn ép buộc mà thay vào đó là một sự du nhập hợp lý của các luồng văn hóa cũng như tôn giáo vào đất nước này và sau đó chính họ đã tạo nên cái riêng, cái sâu xa trong văn hóa Nhật Bản. Có thể nói văn hóa Nhật Bản là nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc.

Không thể nói một cách đơn thuần rằng văn hóa Nhật Bản hoàn toàn là sự phát triển riêng của nước Nhật, mà ở đây nó là sự kết hợp thông minh, một sự phát triển biến những cái gì tiên tiến hiện đại thành cái của mình và từ đó chuyển hóa nó thành những thành công của riêng họ.

Qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây, nhưng người Nhật cũng đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa Nhật Bản đặc trưng với nhiều nét độc đáo riêng. Một Nhật Bản hiện đại đang vươn lên với sức mạnh nội sinh phi thường dù phải gánh chịu bao nhiêu khắc nghiệt từ thiên nhiên. Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản để thấy rằng văn hóa Nhật Bản là đại diện tiêu biểu cho một nền văn hóa cân đối, hài hòa, phong phú và phát triển về nhiều mặt. Và đó cũng là lý giải cho sự vươn lên thần kỳ của một Nhật Bản hôm nay.

Thơi gian nào đi du lịch nhật bản là đẹp nhất

Một câu hỏi thường xuyên phát sinh trong tâm trí của khách du lịch khi có ý định tới thăm Nhật Bản? Tham quan Nhật Bản thời điểm nào trong năm là đẹp nhất?

Đến thăm Nhật Bản trong năm mới rất phổ biến đối với khách du lịch trên toàn thế giới. Đây là thời điểm mà số lượng khách nội địa cũng như khách quốc tế tham quan các địa điểm khác nhau ở Nhật Bản nhiều nhất. Hầu hết các doanh nghiệp cũng như các công ty đóng cửa trong thời gian này và do đó mang đến một phạm vi rộng rãi để mọi người thưởng thức một kỳ nghỉ. Do vậy, năm mới là sự gia tăng đột biến trong giao thông du lịch tại Nhật Bản. Phần còn lại của tháng Giêng cũng là một thời gian tuyệt vời để đến thăm Nhật Bản. Thời tiết thường nắng khô và các điểm du lịch thường không đông. Giá vé máy bay cũng có xu hướng giảm trong thời gian này. Khu vực phía Bắc của Nhật Bản và dọc theo biển bờ biển của Nhật Bản cung cấp các điều kiện tốt cho các môn thể thao mùa đông.

du-lich-nhat-ban-1

Tháng 2 cũng là một thời gian tuyệt vời cho khách đến thăm Nhật Bản như tháng Giêng. Các điều kiện tương tự như tháng Giêng với giá vé máy bay giá rẻ và các điểm nóng ít đông đúc. Thể thao mùa đông cũng là một lựa chọn đầy hấp dẫn ở đây. Các dấu hiệu đầu tiên của mùa xuân có thể được cảm nhận bằng những bông hoa nở sớm. Hướng tới cuối tháng 3, mùa hoa anh đào bắt đầu nở ở một số khu vực của Nhật Bản, trong khi là điều kiện thuận lợi cho các môn thể thao mùa đông ở miền Bắc Nhật Bản. Thời gian này của năm cũng chứng kiến một sự đột biến trong giao thông trong nước kể từ khi hầu hết các trường học đóng cửa cho ngày lễ mùa xuân.

Bên cạnh đó, Tháng 4 là thời gian tốt nhất để thăm Nhật Bản. Hoa anh đào đang nở rộ ở hầu hết các vùng của đất nước với thời tiết rất dịu nhẹ. Hoạt động du lịch trong nước tăng mạnh do những ngày nghỉ mùa xuân và mùa hoa anh đào nở. Tuần lễ vàng là một trong những mùa bận rộn nhất ở Nhật Bản và diễn ra trong thời gian cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Phần còn lại của tháng là thời điểm tốt để đến thăm Nhật Bản. Thảm thực vật tươi tốt và thời tiết ôn hòa. Giá vé máy bay cũng có xu hướng giảm và những điểm nóng bất thường ít đông đúc hơn sau Tuần lễ vàng.

Mùa mưa cũng có thể du lịch đến các vùng trên khắp Nhật Bản ngoại trừ Hokkaido vào tháng 6. Tuy nó không bị mưa hàng ngày trong tháng 6 nhưng thời tiết có thể vẫn còn u ám. Tuy nhiên, mùa mưa vẫn sẽ tiếp diễn trong nửa đầu tháng 7. Một số lễ hội địa phương được tổ chức vào tháng 7. Các trường học đóng cửa cho đến cuối tháng 7 và kết quả là có sự gia tăng theo đường du lịch. Tuần lễ Obon ở Nhật Bản được tổ chức vào tháng 8 và là một trong ba mùa nghỉ lễ bận rộn nhất. Giá phòng thường rất cao trong thời gian này.

du-lich-nhat-ban

Tháng 9 là mùa của mưa bão. Đây có lẽ là thời điểm tốt cho người cao tuổi hoặc những người có ý định nghỉ ngơi bởi hầu hết các khách sạn vẫn còn vắng vẻ. Mặc dù thời tiết đôi khi có thể nóng và ẩm ướt. Tháng 10 là tháng tốt để du lịch Nhật Bản với khí hậu dễ chịu và thoải mái để đi du lịch. Cây cối chuyển đổi màu sắc ở các vùng phía bắc hoặc vùng cao. Tháng 11 và tháng 12 với thời tiết khô và dịu nhẹ, màu lá của mùa thu chắc chắn sẽ làm các bạn hài lòng. Vé máy bay và du lịch trong nước có xu hướng giảm trong nửa đầu của tháng 12, nhưng lại cao hơn ở nửa cuối của tháng.

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ NHẬT BẢN – PHẦN 2

Dường như chợ cá Tsukiji tại Tokyo là một mê cung. Nơi đây bày bán tất cả các loại hải sản, từ lươn biển cho đến bạch tuộc – phản ánh nhu cầu đa dạng của người dân Nhật Bản. Cá từ lâu đã là nguồn cung cấp protein quan trọng trong bữa ăn của người dân đất nước mặt trời mọc.

Cho-ca-Tsukiji

Ẩm thực

Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú và độc đáo, bao gồm sushi, trà đạo và các món khác như bánh làm từ bột gạo.

Sushi là món ăn truyền thống làm từ cơm kết hợp với hải sản tươi sống hoặc chín, ăn cùng rau và gia vị (như wasabi nếu là sushi hải sản).

sushi-nhat-ban

Trong khi đó, Sashimi có thành phần chính là hải sản tươi sống. Sashimi được cắt thành từng lát mỏng, ăn cùng nước chấm như xì dầu, tương, các gia vị như wasabi, gừng và tía tô, bạc hà, củ cải trắng hoặc một số loại tảo biển. Khi đến nhà hàng Sushi Daiwa trong chợ cá Tsukiji, Tokyo, nhiếp ảnh gia Justin Guariglia bất ngờ: “Tất cả mọi thứ đều rất tươi ngon … nhưng cũng rất tốn kém”.

Rừng trúc

Hãy đến thăm công viên Arashiyama ở phía tây Kyoto, bạn sẽ có cảm tưởng mình đang tham gia bộ phim “Thập diện mai phục”.

rung-truc-nhat-ban

Được biết đến với khả năng “lớn nhanh như thổi” , trúc được sử dụng rất nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở Kyoto – nơi mà trúc được dùng làm rổ, sáo, ống dẫn, ghế, hàng rào … Thậm chí trúc còn dùng để làm búp bê và các đồ dùng cho nghi lễ trà đạo. Trúc đối với người Nhật cũng “đa zi năng” như tre của mình nhỉ? Làm được đủ mọi thứ vật dụng từ cây tre luôn!

Đèn lồng cá chép

den-long-ca-chep

Chính xác thì đây là cá chép Koi – biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của đàn ông Nhật. Đèn lồng cá chép thường được treo vào ngày lễ Koinobori dành cho các bé trai vào ngày 5 tháng 5 hàng năm.

Hoa anh đào

Nhật Bản còn được thế giới biết đến với mĩ danh “đất nước hoa anh đào”.

ngam-cac-thien-duong-hoa-anh-dao-vong-quanh-the-gioi

Người Nhật thích trồng hoa anh đào trên khắp đất nước. Hoa anh đào tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, là loại hoa “thoắt nở thoắt tàn” nên được các Samurai yêu thích. Nó tượng trưng cho “con đường chết” của họ. “Sống và chết như hoa anh đào”.

Những điều thú vị về nhật bản – phần 1

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung. Đây là nước có dân số lớn thứ 10 thế giới với ước tính 128 triệu người. Dù dẫn đầu thế giới về khoa học, công nghệ và là nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu, nhưng văn hoá truyền thống của người Nhật chẳng hề phai mờ mà còn vô cùng hấp dẫn đối với thế giới

Núi Phú Sĩ

Ngọn núi có đỉnh được phủ tuyết trắng này là một điểm sáng trên hồ Yamanaka. Chắc chắn là bạn sẽ thấy quen bởi núi Phú Sĩ được chọn là biểu tượng của Nhật Bản.

nui-phu-si

Đây là ngọn núi lửa cao 3.776m và lần phun trào gần đây nhất xảy ra từ 300 năm trước. Từ lâu, núi Phú Sĩ là biểu tượng cho sự thanh bình và sức mạnh của quốc gia Nhật Bản. Nếu trời không có mây, người ta có thể nhìn thấy đỉnh núi từ thủ đô Tokyo, cách đó những 112km.

Cổng Torii

Mặt trời đang khuất sau ngọn núi và cổng Torii tại Miyajima rọi bóng xuống mặt nước. Đây là chiếc cổng Torii nổi tiếng được xây dựng vào năm 1875 và là cổng lớn nhất Nhật Bản (cao 16m).

cong-torii

Theo truyền thống, Torii được xây dựng ở lối vào các đền thờ Shinto hay đền thờ Thần Đạo. Tuy nhiên ở các đền thờ Phật Giáo cũng có. Ở Nhật Bản, những người làm ăn thành công thường quyên tặng xây dựng Torii nhằm thể hiện lòng biết ơn. Chính vì vậy ở Nhật có rất nhiều Torii. Ví dụ đền thờ Fushimi Inari ở Kyoto có hàng ngànTorii như thế.

Ruộng lúa

ruong-lua-nhat-ban

Ruộng bậc thang (giống như ở Việt Nam) ngập nước lấp lánh với những đốm lửa người dân tạo ra. Lúa đã được trồng ở Nhật ít nhất là 2.000 năm và là thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người Nhật. Địa hình đồi núi của quốc gia này đặc biệt thích hợp cho việc trồng trọt các loại cây cho hạt.

Hạc Nhật Bản

Chim hạc nhật bản

Chim hạc nhật bản

Tất cả Hạc Nhật Bản đều di cư, chỉ trừ một số ít tại Hokkaido. Đây là loài sếu lớn nhất và hiếm thứ 2 trên thế giới. Tại Nhật Bản, sếu được coi là biểu tượng của sự may mắn, trường thọ và tính trung thực. Loài sếu tuyệt đẹp này có một vệt dài màu đỏ trên đỉnh đầu. Số lượng hiện giờ của chúng là khoảng 1.500 con.

Văn hóa ứng xử của người nhật

Văn hóa ứng xử của người nhật

Văn hóa ứng xử của người Nhật hiện đại phần lớn được cho là đã hình thành từ văn hóa thời kì Edo cho đến cận đại. Đây là thời kì dân cư tứ xứ tụ tập về Edo (Tokyo ngày nay) làm ăn sinh sống. Vì có nhiều người cùng nhau sinh sống trong một không gian chật hẹp nên để cuộc sống suôn sẻ, qua đúc kết mọi người tự đặt ra những qui tắc ngầm trong ứng xử . Nó được gọi chung là Edo shigusa.

Xã hội Nhật Bản hiện đại có một nền tảng quan trọng là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy trong cuộc sống điều tối kị là làm ảnh hưởng và xâm phạm đời tư của người khác. Bạn có thể làm gì tùy ý trong không gian riêng tự do nhưng ở nơi công cộng phải tôn trọng những qui tắc đã có. Một trong những quy tắc ứng xử đầu tiên cần phải học khi đến Nhật là giữ trật tự. Người Nhật rất ít khi tỏ thái độ nhưng nếu bạn gây ồn họ sẵn sàng nhắc nhở, thậm chí nối nóng. Điều này được cho là xuất phát từ việc Nhật Bản đất chật người đông, việc va chạm hàng ngày khó tránh khỏi nên họ luôn luôn chú ý cách cư xử của bản thân để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh.

Văn hóa ứng xử của người nhật

Văn hóa ứng xử của người nhật

Quy tắc ứng xử chung

+ Ngày mưa, hai người cầm ô đi đối diện nhau sẽ nghiêng ô ra ngoài để tránh nước giọt sang ướt người đối diện.

+ Tuyệt đối phải đúng giờ. Việc không hẹn mà tới, trễ hẹn… gọi là kẻ ăn cắp thời gian của người khác.

+ Khi không may bị người khác dẫm phải chân thì cũng nói xin lỗi (Sumimasen). Giúp không khí bớt căng thẳng.

+ Qui tắc 7/3: dành 3 phần đường mình đi còn 7 phần dành cho xe khi khẩn cấp.

+ Những thói quen như: rung đùi, khạc nhổ v.v. được cho là rất bất lịch sự, cần sửa ngay lập tức.

+ Không được tự tiện cho số điện thoại, email, địa chỉ … của người khác mà không xin phép trước.

+ Xả rác đúng quy định

+ Tôn trọng luật pháp và làm theo luật

Nơi công cộng

+ Trên một cầu thang cuốn, bao giờ cũng có một bên dùng để đứng và một bên dành cho người đi vì vậy tránh đứng cản đường đi của người khác. Hầu hết mọi nơi ở Nhật, bên trái dành cho người đứng, bên phải dành cho người vội. Còn ở Osaka thì ngược lại, bình thường đứng bên phải, người vội đi bên trái. Lí do là ở Osaka trước có rất nhiều khách nước ngoài đến du lịch và họ thường không biết quy định đi bên trái của Nhật và để chỉ dẫn cho họ đi theo thói quen của Nhật thì rất khó khăn chính vì vậy mà người Nhật ở Osaka đã thay đổi theo cách của người nước ngoài đến du lịch.

+ Người Nhật rất hay đeo khẩu trang, đặc biệt vào mùa cúm hoặc do bị dị ứng phấn hoa. Do đó việc đeo khẩu trang khi nói chuyện không bị coi là bất lịch sự. Ngược lại, nếu bạn bị ốm (cảm cúm, sổ mũi) hãy đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho người khác.

+ Không nói to, cười đùa, bật nhạc ầm ĩ. Nếu có thấy người khác làm vậy thì cũng ko nên bắt chước theo.

+ Mùi cơ thể cũng là một điểm cần chú ý vì ở Nhật việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến.

+ Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau.

+ Tắt tiếng điện thoại khi ra ngoài.

Nơi ở

+ Ở Nhật, nhà ở thường là chung cư hoặc nằm sát gần nhau, tường khá mỏng nên rất dễ gây những tiếng động ảnh hưởng đến hàng xóm. Ban đầu bạn có thể chỉ nghe thấy tiếng gõ nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc nụ cười trừ. Nhưng nếu không chú ý bạn có thể bị chủ nhà mời đi chỗ khác ở hoặc thậm chí có thể sẽ gặp rắc rối với cảnh sát. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa tiếng ồn nhất là khi đã khuya:

+ Nhảy, đi lại mạnh trên sàn nhà.

+ Sập cửa khi ra vào.

+ Bật nhạc to.

+ Tụ tập bạn bè.

+ Tiếng xả nước, tắm lúc nửa đêm.

+ Dùng máy giặt, máy hút bụi vào buổi buổi đêm hoặc sáng sớm.

+ Nhiều nơi ở không cho phép nuôi thú nhỏ hoặc bạn sẽ phải trả thêm một khoản tiền nhất định để nuôi. Hãy xem kỹ hợp đồng thuê nhà hoặc hỏi văn phòng bất động sản trước khi mang thú nhỏ về nhà.

+ Vứt rác đúng ngày,giờ và vứt vào đúng chỗ quy định. Một số nơi có vài chỗ tập kết rác cạnh nhau nên hãy hỏi nhân viên của văn phòng bất động sản xem nên vứt vào chỗ nào cho đúng. Làm sai một trong những quy định trên có thể sẽ bị người dân xung quanh nhắc nhở, thậm chí có thể bị phạt tiền.

Trên phương tiện công cộng

+ Hầu hết trên các tàu và xe bus đều có những chỗ ngồi ưu tiên dành cho người già, người tàn tật, phụ nữ có mang hoặc có trẻ nhỏ. Khi không có ai bạn có thể ngồi nhưng hãy mạnh dạn đứng dậy nhường chỗ cho những người nói trên.

+ Hạn chế tối đa việc nói chuyện điện thoại. Nếu không có cách nào khác hãy cố gắng nói nhỏ.

+ Khi lên tàu, xe bus hãy chờ cho những người xuống tàu/xe ra hết rồi mới lên.

Ăn uống

+ Người Nhật khá cầu kì trong nấu nướng nhưng cũng sẵn sàng ăn tạm một món ăn nhanh vì tiết kiêm thời gian. Khác nhau về văn hóa dẫn đến nhiều món ăn của người Nhật cũng không hợp khẩu vị của người Việt và ngược lại. Việc khen một món ăn (dẫu không ngon) trở thành tính cách của họ trong giao tiếp. Vì vậy cũng cần chú ý khi mời người Nhật ăn. Việc tìm hiểu một món ăn công phu cũng là tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản.

+ Ngược lại với ở Việt Nam, ở Nhật (và ở Hàn Quốc) khi ăn các món bún, mỳ, miến mà phát ra tiếng “sụp soạp” thì không bị coi là bất lịch sự. Trái lại, người ta quan niệm tiếng “sụp soạp” đó tạo cảm giác ngon miệng.

+ Giống như ở Việt Nam, khi ăn cơm nên cầm bát cơm trên tay chứ đừng đặt trên bàn rồi cúi đầu xuống ăn.

+ Khi ngồi trong bàn ăn, không nên tự rót nước/rượu cho bản thân mà hãy rót cho người bên cạnh.

+ Trong các nhà hàng ăn tự chọn (buffet), ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Đừng lấy thật nhiều rồi bỏ thừa, như thế sẽ rất không hay, thậm chí bạn có thể bị phạt tiền.

+ Ở Nhật không có văn hóa tip (tiền boa). Việc bạn boa tiền có thể gây khó xử cho nhân viên nhà hàng do một số nơi có quy định nhân viên không được nhận tiền boa.

Trang phục

+ Nhật Bản là nơi khá tự do về ăn mặc, thời trang. Quần áo cũng đẹp và rẻ nên thay đổi theo mùa khá dễ dàng. Hãy mặc đồ sạch sẽ, gọn gàng, hợp phong cách.

+ Ở Nhật, phụ nữ thường ăn mặc kín đáo, hầu như không mặc hở ngực hoặc lưng. Duy chỉ có váy ngắn và quần ngắn thì không sao.

Giao tiếp

+ Việc chào hỏi nhau là một nghi thức không thể thiếu ở Nhật. Để đánh giá một con người, người ta thường đánh giá mức cơ bản nhất là biết chào hỏi hay không. Việc cảm ơn và xin lỗi trong mọi trường hợp là điều bình thường ở xã hội Nhật.

+ Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình.

+ Không dùng ngón tay chỉ vào người khác.

+ Ngoài người yêu, vợ, chồng, con ra, không nên động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như lúc giận giữ, cãi cọ.

Tặng quà

+ Nên tránh tặng những món quá đắt tiền, xả xỉ. Tốt nhất hãy tặng những món quà hữu dụng, có giá trị vừa phải hay những món quà thủ công, mỹ nghệ mang từ Việt Nam sang.

+ Khi đang nhờ người Nhật một việc gì đó, tuyệt đối không được tặng quà. Người Nhật có tính tự trọng rất cao, làm như vậy sẽ bị coi như là “hối lộ” vậy. Thêm nữa, họ rất ngại việc nhận quà rồi mà lỡ không thực hiện được điều được nhờ.